Âm nhạc là một nghệ thuật vô hình, mà chúng ta có thể cảm nhận và thưởng thức thông qua tai, nhưng không thể nhìn thấy bằng mắt. Để lưu giữ và truyền đạt lại một tác phẩm âm nhạc, chúng ta cần học và hiểu ký hiệu âm nhạc. Đây là một hệ thống ký hiệu được sử dụng để giúp tác giả truyền tải ý nghĩa âm nhạc của mình, cho phép các nghệ sĩ đọc, hiểu và trình diễn tác phẩm một cách dễ dàng và chính xác. Hãy cùng trung tâm TTC tìm hiểu về ký hiệu âm nhạc trong bài viết dưới đây nhé!
Trong âm nhạc, nốt nhạc là các biểu tượng được sử dụng để ghi lại độ cao thấp của âm thanh. Mỗi nốt nhạc tương ứng với một giá trị nhịp khác nhau và được sử dụng để ký âm vào những bản nhạc. Khi chơi nhạc, số nhịp được thể hiện bằng các nốt nhạc sẽ chỉ ra số lần chơi nhịp, và dấu lặng sẽ biểu thị số lần nghỉ giữa các nhịp.
Không thể thiếu khuông nhạc trong ký hiệu âm nhạc. Khuông nhạc có vai trò như một nền tảng để đặt tất cả các nốt nhạc và các ký hiệu khác. Nó bao gồm 5 dòng kẻ và 4 khoảng trống, tương ứng với các cao độ của các nốt nhạc.
Tuy nhiên, các cao độ này chỉ được xác định trên một khuông nhạc khi có sự hiện diện của Khoá Nhạc (Clef) – sẽ được giải thích ở phần tiếp theo. Ở Anh, người ta thường sử dụng từ “Stave” để chỉ khuông nhạc hơn.
Dòng kẻ phụ trong âm nhạc được sử dụng để viết những nốt nhạc nằm ngoài khuông nhạc chính. Vị trí của các dòng kẻ phụ được đặt bên trên hoặc bên dưới khuông nhạc, tùy thuộc vào cao độ của nốt nhạc mà chúng ta muốn thêm vào.
Vạch nhịp được sử dụng để chia bản nhạc thành nhiều phần, mỗi phần được gọi là Ô nhịp (Bar/Measure). Số phách trong mỗi ô nhịp được xác định dựa vào Số Chỉ Nhịp (Time Signature) – sẽ được giải thích ở phần tiếp theo.
Ký hiệu kết thúc âm nhạc cũng bao gồm 2 vạch kẻ, một thanh và một đậm. Khi nhìn thấy ký hiệu này, bạn biết rằng bản nhạc đã đến điểm dừng. (Hết bài).
Khoá nhạc Sol (G clef) là một trong những khoá nhạc phổ biến nhất và được sử dụng cho giọng hát và nhạc cụ có âm khu cao. Đối với đàn piano, Khoá Sol thường được sử dụng cho tay phải, nhưng cũng có những bản nhạc chỉ chơi ở nốt cao đòi hỏi việc sử dụng cả hai tay để chơi ở vùng cao hơn.
Khoá Đô (C clef) thường được sử dụng cho các nhạc cụ như Viola, Cello, Trombone và các nhạc cụ có âm khu trung. Tuy nhiên, ngày nay, người ta thường thay thế Khoá Đô bằng các khoá nhạc phổ biến hơn, như khoá Sol và khoá Fa. Việc này giúp đơn giản hóa quá trình đọc và chơi nhạc, đồng thời tạo sự tiện lợi và linh hoạt trong việc sử dụng các nhạc cụ.
Dòng kẻ nằm giữa hai dấu chấm chính trong khoá Đô là nốt Fa. Khoá này sử dụng cho các nốt thấp, trầm và thường xuất hiện cặp với Khoá Sol. Cả hai khoá nhạc này đại diện cho các tầng cao và trầm trong âm nhạc, giúp xác định các cao độ âm nhạc và cho phép người chơi và người đọc nhạc hiểu và thể hiện âm nhạc một cách chính xác.
Dấu thăng có tác dụng tăng cao độ của nốt nhạc đứng trước nó lên ½ cung.
Dấu giáng có tác dụng giảm cao độ của nốt nhạc đứng trước nó ½ cung.
Dấu bình có tác dụng huỷ bỏ công dụng của dấu thăng hoặc dấu giáng trước đó.
Dấu giáng có tác dụng làm giảm cao độ của nốt nhạc đứng trước nó 2 lần ½ cung tương ứng với 1 cung.
Dấu thăng kép có tác dụng tăng cao độ của nốt nhạc đứng trước nó lên 2 lần ½ cung tương đương với 1 cung.
Khi xuất hiện dấu chấm ở trên đầu một nốt nhạc, các bạn buộc phải hát nốt đó nảy hơn. Có nghĩa là rút gọn trường độ của nốt đó lại hát gọn lại, nhưng không làm tăng tốc độ bài nhạc lên.
Cũng là dấu chấm, nhưng bây giờ nó không nằm trên đầu của nốt nhạc nữa mà là nằm kế bên nha. Khi nó vị trí này, tác dụng của nó cũng khác, đó chính là kéo dài thêm trường độ của một nốt tương đương với một nửa giá trị của nốt đứng trước nó.
Khi xuất hiện dấu này ở trên một nốt nhạc nào đó, bạn có thể ngân dài tùy thích nốt nhạc đó.
Nốt hoa mỹ có trường độ rất ngắn. Giống như chúng ta chỉ hát lướt qua và tập trung chủ yếu ở nốt đi chung với nó vậy.
Dấu nhắc lại là một ký hiệu nằm trong bản nhạc cho ta biết ở giữa 2 dấu nhắc lại sẽ được trình diễn 2 lần.
Ký hiệu âm nhạc này có 2 cách gọi dấu hoàn và dấu hồi. Dấu hoàn dùng để nhắc lại từ ô nhịp nào đặt kí hiêu ngay vạch nhịp của ô đó. Khi trình bày đến ô nhịp có dấu hoàn thứ 2 phải quay về ô nhịp có dấu hoàn thứ nhất để lập lại bài nhạc 1 lần nữa.
Trong một tác phẩm âm nhạc nếu tác phẩm đó có dấu coda thì sẽ luôn xuất hiện 2 dấu coda. Dấu coda chỉ có tác dụng ở lần trình bày thứ 2 của tác phẩm. Khi trình bày lần 2 gặp đoạn nhạc giữa 2 dấu coda thì không chơi. Chúng ta nhảy sang đoạn nhạc sau dấu coda thứ 2 để trình diễn tiếp tục.